Chuyển đến nội dung chính

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU



I. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU, NỘI DUNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Khái niệm

Tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân do nhu cầu giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong toàn bộ khối tài liệu đó có những tài liệu sau khi giải quyết xong công việc không cần thiết phải giữ lại, nhưng cũng có rất nhiều tài liệu cần được đưa vào lưu trữ  để tiếp tục nghiên cứu sử dụng. Trong số những tài liệu giữ lại có những tài liệu chỉ có giá trị phục vụ nhu cầu giải quyết công việc thực tiễn của cơ quan, có những tài liệu ngoài giá trị thực tiễn còn có giá trị nghiên cứu lịch sử. Việc lựa chọn tài liệu để lưu trữ hay loại ra để tiêu hủy chính là xác định giá trị tài liệu.
Xác định giá trị tài liệu là một yêu cầu khách quan, do tài liệu sản sinh với khối lượng ngày càng nhiều ở các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Khả năng xây dựng kho tàng, điều kiện bảo quản đặt ra yêu cầu đối với công tác lưu trữ là tài liệu giữ lại ít nhưng lượng thông tin cao. Yêu cầu này cũng tác động trực tiếp đến việc tra tìm lựa chọn, cung cấp thông tin tài liệu phục vụ nghiên cứu sử dụng.
Việc xác định giá trị tài liệu, lựa chọn tài liệu đưa vào bảo quản trong lưu trữ hoặc loại để tiêu hủy phải có căn cứ khoa học dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể  nhằm bảo đảm sự chính xác, khách  quan và thống nhất.
Như vậy, xác định giá trị tài liệu là quá trình nghiên cứu và vận dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của khoa học lưu trữ để lựa chọn những tài liệu có giá trị đưa vào bảo quản trong các lưu trữ, quy định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu đó đồng thời loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy.

2. Yêu cầu và nội dung của công tác xác định giá trị tài liệu

            2.1. Yêu cầu

            Kết quả công tác xác định giá trị tài liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nội dung, thành phần tài liệu của Phông Lưu trữ Quốc gia, do vậy công tác xác định giá trị tài liệu phải đảm bảo yêu cầu chính xác và thận trọng.
            Việc xác định giá trị tài liệu không chính xác sẽ làm mất đi những tài liệu có
giá trị đồng thời  không loại được những tài liệu hết giá trị.
            Để thực hiện được các yêu cầu của công tác xác định giá trị  tài liệu phải căn cứ vào lý luận đồng thời  phải nghiên cứu tỉ mỉ thực tế tài liệu hiện có của mỗi phông lưu trữ.

            2.2. Nội dung

Nội dung công tác xác định giá trị tài liệu bao gồm các công việc cụ thể sau:
- Nghiên cứu để nắm vững nội dung các nguyên tắc, phương pháp cũng như các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu.
- Nghiên cứu, xây dựng các bản hướng dẫn công tác xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành, tại lưu trữ hiện hành và tại lưu trữ lịch sử.
- Xác định thời hạn bảo quản cho mỗi loại tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan.
- Lựa chọn tài liệu có giá trị đưa vào các lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử để bảo quản.
- Tổ chức kiểm tra, tiêu huỷ những tài liệu hết giá trị.

Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU

1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...

TỔ CHỨC CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Các giai đoạn chủ yếu của công tác xác định giá trị tài liệu Công tác xác định giá trị tài liệu được thực hiện thường xuyên trong quá trình hình thành và quản lý tài liệu, được tiến hành ở cả ba giai đoạn: trong công tác văn   thư hiện hành, trong lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử. 1.1. Xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành Việc xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành được đặt ra ngay từ khi lập danh mục hồ sơ, lựa chọn tài liệu để lập hồ sơ và dự kiến thời hạn bảo quản cho hồ sơ. Trong quá trình lập danh mục hồ sơ cần nghiên cứu và dự kiến thời hạn bảo quản cho các hồ sơ được dự kiến trong danh mục. Khi lập hồ sơ công việc, người lập hồ sơ phải lựa chọn tài liệu đưa vào từng hồ sơ. Khi công việc đã kết thúc, tài liệu của mỗi sự việc được sắp xếp vào từng bìa hồ sơ, người lập hồ sơ tiến hành kiểm tra tài liệu trong hồ sơ, bổ sung các văn bản còn thiếu, loại ra những giấy tờ không có giá trị , tài liệu trùng thừa, tư liệu tham...

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu             Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung tài liệu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong xác định giá trị tài liệu.               Nội dung của tài liệu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng hoặc cá nhân cụ thể được phản ánh, được ghi lại trong tài liệu.   Ý nghĩa nội dung của tài liệu phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện phản ánh trong tài liệu. Tài liệu có nội dung phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, ghi lại hoạt động của những cá nhân điển hình là những tài liệu có giá trị cao về nội dung. Ý nghĩa nội dung tài liệu phụ thuộc vào lượng thông tin về sự kiện mà tài liệu phản ánh. Ý nghĩa nội dung tài liệu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng tài liệu, mối quan hệ của tài liệu đối với cơ quan hình thành phông. Những tài liệu có nội dung quan trọng nhưng không liên qu...