Chuyển đến nội dung chính

THÔNG KÊ TRONG LƯU TRỮ



I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC THỐNG KÊ TRONG LƯU TRỮ

1. Khái niệm

Thống kê trong lưu trữ là vận dụng các phương pháp nghiệp vụ, các biểu mẫu chuyên môn để xác định rõ ràng, chính xác về số lượng, chất lượng, thành phần, nội dung, tình hình tài liệu và hệ thống bảo quản tài liệu trong các kho lưu trữ.
            Thông qua số liệu thống kê, các phòng, kho lưu trữ nắm được số lượng, tình hình tài liệu để tổ chức, quản lý chặt chẽ; đồng thời có cơ sở xây dựng kế hoạch nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu cụ thể của kho lưu trữ.
            Trên cơ sở số liệu thống kê do các cơ quan lưu trữ báo cáo, cơ quan quản lý lưu trữ các cấp có cơ sở để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển công tác lưu trữ trong phạm vi từng địa phương, từng ngành và phạm vi cả nước.

2. Nguyên tắc.

            - Công tác thống kê phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất trong Phông Lưu trữ Quốc gia.
- Công tác thống kê phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa thống kê và bảo quản.
- Công tác thống kê phải được thực hiện toàn diện, triệt để.

II. NỘI  DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ

1.         Đối tượng và nội dung thống kê

Trong các phòng, kho lưu trữ đối tượng thống kê chủ yếu là tài liệu lưu trữ. Ngoài ra, các kho lưu trữ còn thống kê phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ, công cụ tra cứu tài liệu, tình hình nghiên cứu sử dụng tài liệu và thống kê đội ngũ cán bộ, công chức lưu trữ.        
            Mỗi đối tượng thống kê yêu cầu những nội dung thống kê khác nhau. Cụ thể:
- Đối tượng thống kê là tài liệu lưu trữ.
Nội dung thống kê gồm:
+ Số lượng tài liệu của từng phông, của kho;
+ Thành phần tài liệu;
+ Nội dung tài liệu;
+ Tình hình tài liệu.
- Đối tượng thống kê là phương tiện bảo quản trong kho lưu trữ.
Nội dung thống kê gồm:
+ Các loại phương tiện;
+ Số lượng;    
+ Chất lượng.
- Đối tượng thống kê là công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ.
Nội dung thống kê gồm:
+ Các loại công cụ tra cứu;
+ Số lượng.
- Đối tượng thống kê là tình hình sử dụng tài liệu lưu trữ.
Nội dung thống kê gồm:
+ Số lượng người đến nghiên cứu tài liệu;
+ Số lượng hồ sơ đã cung cấp phục vụ nghiên cứu sử dụng;
+ Mục đích nghiên cứu sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ;
+ Các  nhóm tài liệu thường được nghiên cứu sử dụng.
- Đối tượng thống kê là cán bộ lưu trữ.
Nội dung thống kê gồm:
+ Số lượng cán bộ;
+ Trình độ;
+ Độ tuổi;
+ Giới tính.

2. Phạm vi và phương pháp thống kê

            Thống kê trong lưu trữ được thực hiện ở các phạm vi khác nhau: thống kê trong phạm vi một kho lưu trữ; thống kê trong phạm vi một ngành, một địa phương; thống kê nhà nước về lưu trữ.
            Thống kê trong phạm vi phòng, kho lưu trữ nhằm nắm bắt về nội dung, thành phần, số lượng, chất lượng, tình hình tài liệu … trong từng phòng, kho lưu trữ.
Thống kê nhà nước về lưu trữ nhằm tổng hợp về số lượng, thành phần, tình hình tài liệu lưu trữ … trong phạm vi cả nước.
Các phòng, kho lưu trữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thống kê trong phạm vi phòng, kho lưu trữ; đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ thống kê nhà nước.
            Thống kê trong lưu trữ chủ yếu được thực hiện kết hợp trong quá trình thực hiện các nội dung nghiệp vụ như: thu thập, chỉnh lý, bảo quản tài liệu. Ngoài ra, việc thống kê còn được thực hiện định kỳ hàng năm theo quy định của nhà nước.

Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU

1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...

TỔ CHỨC CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Các giai đoạn chủ yếu của công tác xác định giá trị tài liệu Công tác xác định giá trị tài liệu được thực hiện thường xuyên trong quá trình hình thành và quản lý tài liệu, được tiến hành ở cả ba giai đoạn: trong công tác văn   thư hiện hành, trong lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử. 1.1. Xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành Việc xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành được đặt ra ngay từ khi lập danh mục hồ sơ, lựa chọn tài liệu để lập hồ sơ và dự kiến thời hạn bảo quản cho hồ sơ. Trong quá trình lập danh mục hồ sơ cần nghiên cứu và dự kiến thời hạn bảo quản cho các hồ sơ được dự kiến trong danh mục. Khi lập hồ sơ công việc, người lập hồ sơ phải lựa chọn tài liệu đưa vào từng hồ sơ. Khi công việc đã kết thúc, tài liệu của mỗi sự việc được sắp xếp vào từng bìa hồ sơ, người lập hồ sơ tiến hành kiểm tra tài liệu trong hồ sơ, bổ sung các văn bản còn thiếu, loại ra những giấy tờ không có giá trị , tài liệu trùng thừa, tư liệu tham...

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu             Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung tài liệu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong xác định giá trị tài liệu.               Nội dung của tài liệu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng hoặc cá nhân cụ thể được phản ánh, được ghi lại trong tài liệu.   Ý nghĩa nội dung của tài liệu phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện phản ánh trong tài liệu. Tài liệu có nội dung phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, ghi lại hoạt động của những cá nhân điển hình là những tài liệu có giá trị cao về nội dung. Ý nghĩa nội dung tài liệu phụ thuộc vào lượng thông tin về sự kiện mà tài liệu phản ánh. Ý nghĩa nội dung tài liệu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng tài liệu, mối quan hệ của tài liệu đối với cơ quan hình thành phông. Những tài liệu có nội dung quan trọng nhưng không liên qu...